Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

cấu tạo tấm ván ép HDF

Như các bạn đã biết hiện nay trên thị trường, vach ngan ve sinh được làm từ tấm compact hpl chịu nước 100%,tuy nhiên  có nhiều tấm không hoàn toàn chịu nước nhưng vẫn được gọi là tấm compact, điển hình là tấm ván ép HDF(Height Density Fiberboard).


Chúng tôi xin phân tích rõ các tính năng của HDF để quý khách hàng có thể dễ dàng so sánh và phân biệt với tấm compact hpl :

Tấm ván ép HDF (High Density Fiberboard) đang tồn tại trên thị trường với tên gọi “tấm giả Compact”  hoặc  “tấm Compact nhẹ”

a,Cấu tạo: gồm 3 lớp 

-Lớp bề mặt trong suốt

-Melamine

-Bột gỗ được xử lý và ép dưới áp suất cao

b,Công nghệ sản xuất:

Nguyên liệu bột gỗ dùng để chế tạo tấm HDF được lấy từ nguyên liệu sản xuất đồ noi that van phong là gỗ tự nhiên nguyên khối.Với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hóa hoàn toàn,gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000C-2000C.Gỗ được đảm bảo chất lượng cao bàng chất phụ gia làm tăng độ cứng,chống mối mọt và nhuộm đen giống lõi giấy của tấm compact sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước W2000mm x H2400mm x D(6-24)mm tùy theo yêu cầu.

Sau khi được xử lý bề mặt,tấm HDF sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước thiết kế, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt trong suốt bằng keo Melamine kết hợp với sợi thủy tinh. Đây là 1 điểm khiến tấm HDF giống tấm HPL

c,Ưu điểm của gỗ ván ép HDF:

 - Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…

- Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.

- HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.

- Bề mặt nhẵn bóng và  thống nhất

- Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.

- Độ cứng cao.

*Cách nhận biết bằng mắt thường:

-Tuy màu lõi HDF có màu đen nhưng nhìn có cảm giác của bột gỗ, khi dùng móng tay cạo bề mặt lõi sẽ để lại vết móng trong khi lõi tấm compact hpl mịn và cứng như đá,không bị ảnh hưởng.

-Trọng lượng tấm HDF nhẹ hơn so với tấm HPL.Ví dụ : khổ 1200x1830x12mm tấm HDF nặng 25kg/tấm trong khi tấm HPL là 49kg/tấm

Hiện nay do vấn đề lợi nhuận nên 1 số nhà sản xuất vách ngăn vệ sinh đã dùng tấm HDF thay cho tấm HPL nhằm giảm chi phí thi công theo mét vuông(hoặc gian lận về độ dày của tấm HPL) gây thiệt thòi lớn cho cả người mua và bán vách ngăn vệ sinh compact HPL.Vì tấm ván ép HDF chỉ có chịu ẩm chứ không có khả năng chịu nước hoàn toàn như tấm Compact HPL, do đó tuổi thọ của chúng ở môi trường ẩm ướt là không cao. Hơn nữa sử dụng tấm compact dày 10.4mm sẽ làm liên kết lỏng lẻo với thanh nhôm nóc, nhôm hèm, chân hoặc U tường vì các phụ kiện này được thiết kế cho độ dày tấm 12mm.

Nguồn: http://goo.gl/2FmZho

0 nhận xét:

Đăng nhận xét